Loa karaoke là một trong những thiết bị cực kỳ quan trọng với dàn âm thanh. Trong quá trình sử dụng rất nhiều khách hàng gặp phải tình trạng loa bị hư hỏng, chập cháy. Vậy nguyên nhân nào khiến loa karaoke bị cháy?

Công suất loa và amply chưa phù hợp

Trong bộ dàn loa karaoke thường không thể thiếu amply và hệ thống loa – hai thiết bị dùng để xử lý và khuếch đại âm thanh trong không gian.

Vì thế, khi lắp đặt hệ thống âm thanh, bạn nên biết rõ công suất của loa và amply để đạt chất lượng âm thanh tốt nhất. Nếu chỉ số công suất có sự chênh lệch quá nhiều thì chất lượng âm thanh sẽ không hay, dễ xuất hiện hú rít, tạp âm, méo tiếng và méo âm. Thậm chí, phối ghép không đúng còn làm cho loa dễ bị cháy.

Tốt nhất, bạn hãy chọn amply có công suất lớn hơn (hoặc lớn gấp đôi) so với công suất trung bình của loa là ổn.

Sử dụng quá công suất của amply

Việc điều chỉnh Vol (nút tăng âm lượng Echo) của amply hết mức, sẽ khiến nó bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây ảnh hưởng đến độ vang của amply. Thói quen này lặp đi lặp lại sẽ khiến cho amply hoạt động quá công suất, trong khi công suất của loa thường thấp hơn hoặc bằng, nên làm cho loa dễ bị chập mạch điện và gây cháy.

Micro tiếp xúc trực tiếp với loa

Nguyên nhân này có thể bạn không chú ý đến: việc để micro tiếp xúc trực tiếp với loa đôi khi cũng gây tình trạng cháy hỏng loa. Chẳng hạn, micro không dây thường có tín hiệu tần số khá mạnh, để cho loa không bị cháy thì bạn nên cân chỉnh tần số sao cho hợp lý giữa micro và Volum của amply.

Thường để xảy ra âm thanh (tiếng nổ) lớn đột ngộ

Thói quen điều chỉnh tắt – mở đột ngột hoặc không tuân thủ trình tự vận hành của hệ thống âm thanh cũng trở thành nguyên nhân gây cháy loa. Nói một cách khác, khi bạn rút jack cắm, làm rơi micro, chạm mạch dây,…sẽ vô tình tạo ra những tạp âm khi hệ thống đang hoạt động.

Những tiếng động này tưởng chừng như vô hại, nhưng lại rất ảnh hưởng đến hệ thống vận hành loa bên trong. Ngoài ra, việc kết nối và phối ghép các thiết bị âm thanh không phù hợp sẽ xuất hiện tiếng hú rít. Tiếng hú rít càng lớn thì gây hại cho loa càng nhiều, vì tiếng hú rít làm cho cuộn dây loa sinh ra nhiệt nhanh và nhiều, nếu không kịp tỏa nhiệt thì loa sẽ bị cháy.

Do đó, bạn hãy tuân thủ nguyên tắc mở và tắt theo trình tự các thiết bị âm thanh. Đồng thời có thể dùng thêm bộ cấp nguồn tuần tự để hỗ trợ thao tác này.

Thường xuyên để micro hú

Nếu để tình trạng micro hú liên tục nghĩa là bạn làm tăng nguy cơ tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống loa. Trung bình, 1 tiếng hú ở loa trong 5 giây có thể phát ra năng lượng gấp 10 lần năng lượng phát ra từ việc bạn đánh banh tennis với tốc độ 0.5 giây 1 lần.

Điều này có nghĩa là tiếng hú sẽ làm cho cuộn dây loa sinh ra nhiệt, nếu không kịp tỏa ra môi trường thì loa sẽ xuất hiện mùi khét và cháy.

Tín hiệu trên Mixer và các bộ Effect, EQ bị quá tải trước khi xuống Power

Khi các tín hiệu trên Mixer (bộ trộn âm thanh), Effect (bộ tạo hiệu ứng âm thanh) và EQ (Equalizer – thiết bị cân bằng tín hiệu âm thanh) đang diễn ra ở mức quá tải, trước khi truyền tín hiệu xuống Power Amplifier, cũng là nguyên nhân khiến cho loa hoạt động quá công suất, gây tình trạng cháy loa.

Nhiều Power trước đây không thể hiện được tín hiệu quá tải ở đầu vào, gây khó khăn cho người sử dụng. Tuy nhiên, một số thiết bị Power hiện nay có nút gạt để hỗ trợ điều chỉnh độ nhạy tín hiệu đầu vào, nên sẽ giúp bạn phòng tránh được tình trạng cháy loa do nguyên nhân này.

Tiếp tục sử dụng loa sau khi bị hư

Việc sử dụng loa bị hư cũng trở thành nguyên nhân gây cháy loa, vì lúc này tiếng rè hoặc âm thanh có thể sẽ to hoặc nhỏ, dẫn đến cuộn dây loa bên trong bị nóng và gây cháy bất kì lúc nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *