Loa treble là thiết bị thường được sử dụng trong hệ thống dàn karaoke nhằm mang đến chất âm trong trẻo, bay bổng. Vậy loa treb là gì? Có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết bên dưới nhé!

Loa treble (Tweeter) là gì?

Loa treble còn gọi là loa Tweeter là loại loa cấu tạo đặc biệt, có nhiệm vụ tái tạo những dải âm cao trên 3000Hz, đây là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ một sản phẩm loa nào.

Loa treble cho người dùng cảm nhận được những âm thanh cao và trong của bài hát. Màng loa được thiết kế đặc biệt từ các hợp chất nhẹ như titan, nhôm hay lụa nên có sự chuyển động nhanh, linh hoạt, rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Do vậy khi muốn nhận biết loa treble hoạt động, bạn mở tấm chắn loa bên ngoài các thùng loa khi đang phát nhạc. Bạn sẽ thấy loa treble gần như không chuyển động còn loa mid và loa bass có mức độ rung cao hơn.

Cấu tạo của loa treble

Loa Treble thường có cấu tạo dạng vòm (kiểu Dome). Chất liệu làm loa là titan, lụa hoặc nhôm,… Màng loa của chúng khá nhỏ, đường kính chỉ khoảng 253mm. Trọng lượng của chúng cũng rất nhẹ. Chính vì thế, chuyển động của màng loa rất nhanh.

Theo các nghiên cứu, chúng có thể tạo ra hàng ngàn dao động chỉ trong vòng 1 giây. Điều này cũng giải thích cho việc vì sao khi bạn đang nghe nhạc mà mở thùng loa ra, loa bass và loa mid hoạt động còn loa Treble lại đứng yên. Tần số hoạt động của chúng quá nhanh, đến nỗi bạn không thể cảm nhận bằng mắt thường được.

Phân loại loa treble

1654230113 loa treble

Loa treble dome

Được chế tác màng loa từ lụa mềm với kết cấu dạng vòm đơn giản và tinh tế cho khả năng tái tạo âm thanh lên tới 23kHz. Hiện loa treble dome được sử dụng trong những sản phẩm loa nằm trong phân khúc giá bình dân trên thị trường.

Loa treble vòng nhẫn

Loa treble vòng nhẫn được cải tiến từ dòng loa treble dome. Với thiết kế và cấu tạo khá đơn giản chất liệu từ lụa đem đến độ bền cao cho sản phẩm. Phần khoang được thiết kế từ nhôm cho sự cộng hưởng rất tốt, màng loa có đỉnh tán âm.

Loa treble dải băng Elac Ribbon

Khác vói dòng loa treble vòng nhẫn, loa treble dải băng được làm từ lá kim loại mỏng được đặt trong không gian ba chiều. Khi loa hoạt động chúng không rung hay chuyển động mà những nếp gấp sẽ đóng lại mở ra linh hoạt.
Màng loa đặt trong từ trường nam châm Neodymium cực mạnh, khi có dòng điện lá kim loại này rung động trong từ trường phát ra sóng âm cho khả năng tái tạo âm thanh dải tần cao đến 50 kHz.

Loa treble màng kim cương

Loa treble màng kim cương được xem là mẫu loa treble với công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất cho tính năng vượt trội so với những dòng loa treble trước đây. Màng loa được chế tác từ kim cương với đường kính 2cm có khả năng tái tạo âm thanh ở mức cực khủng 100 kHz, âm thanh được truyền đi với vận tốc kinh ngạc 18km/s.
Nằm trong phân khúc giá thành cao cấp bởi nó sở hữu những tính năng vô cùng đặc biệt, thường được sử dụng ở những dàn âm thanh hội trường, sân khấu,…

Công dụng của loa treble trong âm thanh

Loa treble có vai trò rất quan trọng trong một hệ thống loa karaoke, loa nghe nhạc chuyên nghiệp nhất. Khi kết hợp giữa 3 dải âm thanh: trầm – trung – cao trong cùng bản nhạc sẽ cho người nghe cảm nhận chất âm sống động và chân thực nhất.

Âm treble là nền tảng để có được chất âm hay cho bài hát cho người nghe cảm nhận chất âm trong trẻo, bay bổng. Hay nói cách khác nó là điểm nhấn, cao trào cho bài hát nếu loa mid và loa bass có vai trò hài hòa âm thanh thì loa treble giúp biểu diễn, chạm đến tai người nghe một cách tốt nhất.

Nhạc cụ treble

Thuật ngữ “treble” được dùng một cách lỏng lẻo ở đây. Nhạc cụ chơi chủ yếu khóa treble, dĩ nhiên là một thể loại nguồn âm thanh rất rộng, nhưng những hướng dẫn sau đây thường có khuynh hướng giữ đúng sự cân bằng cho nó.
Đối với nhạc cụ full-range, như đàn piano, organ, synthesizer, đàn harp, v.v, và cho những nhạc cụ baritone, sử dụng phần này cùng với phần trước như là một hướng dẫn ban đầu:

Tăng trong khoảng 100Hz – 200Hz Thêm chiều sâu hay boomy hay muddy (đến cực điểm)

Tăng trong khoảng 200Hz – 300Hz Thêm ấm áp (warmth), phần chính yếu (body)

Tăng trong khoảng 400Hz – 1kHz Thêm độ mờ đục (opaqueness) hay trống rỗng (hollow) hay giống còi (hornlike) (đến cực điểm ở band hẹp)

Tăng trong khoảng 800Hz – 3kHz Thêm độ trong (clarity) hay blary (đến cực điểm)

Tăng trong khoảng 4kHz – 6kHz Thêm cạnh, độ sắc nét, sự hiện diện, bite (quá rõ ràng ở đây); cũng thêm độ sáng (brightness)

Tăng trong khoảng 6kHz và lên trên Thêm buzz, zip, sizzle hay lấp lánh

Cắt giảm trong giải nêu trên Giảm những đặc điểm nêu trên

Cắt trong khoảng 200Hz – 500 Giảm tối (darkness) hay âm thanh bị nghẹt (muffled)

Cắt trong khoảng 800Hz – 2kHz Giảm độ cứng (hardness)

Cắt trong khoảng 2kHz – 5kHz Giảm âm hỗn (brashness) hay tinniness

Cắt trong khoảng 8kHz và giải trên Giảm quá mức zip, buzz hay sizzle

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *