Trong hệ thống âm thanh, mỗi dòng loa đều có chức năng riêng để giúp người nghe thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn nhất. Hãy tìm hiểu về loa Mid và công dụng nổi bật của loa Mid trong hệ thống dàn âm thanh nhé!
Loa Mid là gì?
Loa Mid là thiết bị âm thanh hoạt động từ tần số 500Hz đến 6kHz, có chức năng xử lý tín hiệu đầu vào để xuất ra âm thanh và truyền đến tai của người nghe.
Nói một cách khác, loa Mid có dải tần số rộng và có thể thay đổi mức độ âm thanh một cách nhanh chóng, từ âm thanh của nhạc cụ cơ bản cho đến âm thanh của động vật (như tiếng kêu con vật và tiếng nói con người), nhờ đó giúp cho người nghe cảm nhận được âm thanh dễ chịu hơn.
Cấu tạo của loa Mid
Cấu tạo của loa Mid cũng có một số điểm tương đồng so với loa Bass và loa Treble. Cụ thể như sau:
– Khung sườn: Là phần gắn kết nhiều bộ phận và linh kiện khác của loa, có thể được làm từ chất liệu nhựa, nhôm cho đến sắt. Nhìn chung, khung sườn sẽ không tác động nhiều đến chất lượng âm thanh, nhưng bạn đừng chọn khung sườn có kích thước quá lớn dễ gây phản xạ trực tiếp tại màng loa.
– Viền nhún: Thường được làm bằng chất liệu giấy (hoặc vải) xếp gấp lại cùng với màng loa, có chức năng giữ kín hơi và tạo độ mềm dẻo cho loa. Nếu là người rành về âm nhạc thì khi nhìn bộ phận này sẽ biết được đặc trưng âm thanh của loa .
– Màng nhện: Có hình dạng giống với lò xo trong củ loa với chức năng chính là nhận tín hiệu và truyền đi, nên chất lượng của bộ phận này cũng góp phần quyết định đến chất lượng âm thanh tổng thể.
– Nam châm: Được cấu tạo khá phức tạp với 3 loại phổ biến là Neodymium, Ferrite và Alnico. Trong đó, loại nam châm Neodymium được dùng phổ biến nhất với giá thành vừa phải.
– Cuộn dây đồng: Gồm có lõi hình trụ và được quấn dây đồng (có thể phủ lớp nhôm) xung quanh, nó được đặt trong khe hở từ. Khe hở càng nhỏ thì mật độ từ càng cao, nhờ đó mang lại chất lượng âm thanh to rõ hơn.
Ngoài ra, việc cuộn dây đồng được quấn nhiều vòng, thậm chí là tròn vuông hoặc dẹt đều ảnh hưởng đến nhiều thông số của âm thanh, nhất là cho tần số thấp đi qua. Trong khi, tụ điện có chức năng cho tần số cao đi qua.
Có thể nói, tụ điện được nối tiếp với cuộn dây đồng sẽ có tác dụng hạn chế tần số cao và tần số thấp đi vào loa, nhờ đó thường được sử dụng cho loa Mid.
– Màng loa: Được làm từ nhiều chất liệu như nhựa, giấy, kim loại,… và đây cũng là một trong những bộ phận quan trọng của loa, vì độ rung màng loa ảnh hưởng nhiều đến độ phát âm thanh. Nói một cách khác, loa Mid nghe có dở hay không nhờ vào chất lượng màng loa.
Phân biệt 3 dải tần âm thanh của loa Mid
Loa Mid hoạt động với dải âm rộng, thường được chia thành 3 dải tần âm thanh như sau:
Âm cao (High Mid)
Âm cao được xem là dải âm cuối cùng của chiếc loa Mid khi cần phải xử lý tín hiệu đầu vào để đưa âm thanh ra ngoài, rồi truyền đến tai của người nghe, hoạt động chủ yếu ở tần số 2kHz – 6kHz.
Chẳng hạn, với những bài hát có chiều sâu, âm cao có thể được xem là yếu tố quyết định đến chiều sâu của từng nốt nhạc cũng như từng lời hát, từ đó giúp người nghe cảm nhận được giọng hát chân thực nhất của ca sĩ.
Âm trung (Mid)
Âm trung là dải âm có tần số trung bình, chủ yếu từ 1kHz – 2kHz, đây là tần số âm thanh thường phát ra ở các loại nhạc cụ cơ bản và tiếng nói của con người.
Loại âm thanh giúp cho bản nhạc có thể cân bằng lại giữa âm trầm và âm bổng, để hỗ trợ cho người nghe thưởng thức bài hát được trọn vẹn và êm tai hơn.
Âm thấp (Low Mid)
Âm thấp là khu vực tần số âm thanh dao động từ 500Hz – 1kHz, thường gặp ở các nhạc cụ cơ bản như piano và guitar, hoặc những âm thanh phát ra từ tiếng động vật kêu.
Để cho dễ hình dung, bạn có thể bắt gặp trong trường hợp như đang xem một chương trình trên tivi, mà trong đó xuất hiện quá nhiều âm thanh khiến bạn không thể nào nghe rõ được giọng nói phát thanh chính.
Lúc này, bạn chỉnh giảm âm của loa Treble và loa Bass, đồng nghĩa với việc làm tăng âm lượng của loa Mid lên để nghe được rõ giọng nói hơn.