Main công suất class D là gì? Ưu, nhược điểm và công dụng cục đẩy công suất class-D
Amply ( cục đẩy công suất )là bộ khuếch đại công suất âm thanh được sử dụng phổ biến trong hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Trong đó, main amply công suất class D có những ưu điểm vượt trội hơn những dòng khác.
Vậy hãy cùng TCA – Trung Chính Audio tham khảo ngay bài viết để biết amply class D là gì, công dụng, đặc điểm ra sao nhé!
Cục đẩy công suất Yamaha được trang bị Main khuếch đại công suất Class-D : công nghệ xử lý tín hiệu kỹ thuật số nổi tiếng của Yamaha và chuyên môn âm thanh chuyên nghiệp để đạt được các cục đẩy công suất thiết kế nhẹ, bền, có khả năng cung cấp công suất đầu ra tối đa cho loa đồng thời bảo vệ chúng bằng quá trình xử lý tối ưu hệ thống âm thanh sân khấu hội trường , bộ dàn karaoke chuyên nghiệp.
Amply (Cục đẩy công suất) class D là gì?
Bản Mạch (main công suất) class D là gì?
Đây là một khái niệm chuyên ngành nên có thể khó hiểu một chút, chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là bộ khuếch đại chuyển mạch. Đi sâu vào chuyên ngành có thể hiểu đây là bộ khuếch đại điện tử hoạt động như các công tắc điện tử nhưng không phải thiết bị khuếch đại tuyến tính.
Nguyên lý hoạt động của mạch class D trong việc chuyển đổi qua lại các đường ray cung cấp, sử dụng độ rộng bộ điều chế cung cấp, mật độ xung hoặc các kỹ thuật liên quan đến mã hóa đầu vào âm thanh thành một chuỗi xung. Âm thanh phát ra sẽ bị các xung tần số cao chặn lại vì vậy hiệu suất thiết bị cao hơn 90%.
Amply class là gì?
Theo thuật ngữ chuyên ngành, class là tỷ lệ công suất đầu vào và ra của một amply, mỗi dòng sẽ sở hữu một tỷ lệ công suất khác nhau vì vậy người dùng có thể sử dụng nó để đánh giá chất lượng của một amply. Nếu công suất đầu vào và ra lớn thì điện năng tiêu thụ sẽ thấp, nếu muốn cải thiện điện năng ở các dòng amply hiện nay thì hãy đưa con số đó lên cao. Tuy nhiên, sẽ mang đến những bất lợi là chất lượng âm thanh sẽ không hay, vì vậy hãy tính toán kỹ thuật kỹ lưỡng để mang đến chất lượng âm thanh hoàn hảo và tiết kiệm điện năng.
Amply class D là gì?
Được gọi là amplifier PWM (amplyfier switching phi tuyến tính) sử dụng kỹ thuật điều chế, mạch được thiết kế cực kỳ nhỏ gọn. Nhờ bóng dẫn trong mạch ở hai trạng thái đóng, mở trong một chuỗi xung nên amply class D có hiệu suất hoạt động cao khoảng 80 – 97%, mức tiêu thụ điện năng cực thấp. Mạch được thiết kế rất nhỏ gọn nhờ kỹ thuật điều chế. Kích thước nhỏ nhưng công suất amply hoạt động lớn nên hiện tượng hao phí do sự thất thoát nhiệt không có. Vì thế, nó không cần sử dụng nhôm để tản nhiệt.