Âm thanh 3D là dòng âm thanh đem lại cho người dùng những trải nghiệm nghe tuyệt vời hơn với cảm giác đa chiều mà âm thanh 3D mang lại. Hãy cùng Hoàng Minh tìm hiểu ngay hiệu ứng âm thanh 3D là gì? Âm thanh 3D khác gì so với âm thanh vòm?

1. Hiệu ứng âm thanh 3D là gì? Nguyên lý hoạt động của âm thanh 3D

Hiệu ứng âm thanh 3D là gì?

Hiệu ứng âm thanh 3D là dạng âm thanh lập thể, một dạng âm thanh tiêu chuẩn kết nối ba chiều được phát triển thế hệ tiếp theo.

Dạng âm thanh này có thể giúp người nghe có thể thưởng thức được âm thanh một cách bao quanh, sống động tạo thành một vòm âm thanh, giúp người nghe có thể hòa mình vào âm nhạc, bộ phim.

Hiệu ứng 3D

Nguyên lý hoạt động của âm thanh 3D

Bạn có thể hiểu rằng âm thanh 3D tác động lên tai cũng tương tự như hình ảnh 3D tác động đến mắt của bạn.

Thông thường, thì các dàn âm thanh thường dùng nhiều loa để tạo thành không gian có âm thanh vòm. Với âm thanh 3D đã tạo nên một bước phát triển mới khi không chỉ phát ra âm thanh theo một hướng cho người nghe mà còn có thể tạo ra âm thanh bao quanh không gian. Chính hiệu ứng phân tầng đã giúp cho âm thanh 3D tạo ra chất lượng âm thanh tốt.

Nguyên lý hoạt động của âm thanh 3D

Hệ thống âm thanh 3D thường bố trí một số lượng loa nhất định:

  • Đối với loa trung tâm có vai trò phát những lời thoại của diễn viên và được đặt ở vị trí trung tâm.
  • Còn hai loa bên trái, phải đặt hai bên có vai trò là phát những lời thoại phụ, âm thanh và hiệu ứng.
  • Sau đó, hai loa bên được đặt hai bên và cao hơn so với vị trí ngồi của người xem tác dụng là cung cấp những âm thanh để tạo hiệu ứng vòm.
  • Cuối cùng, loa siêu trầm có tác dụng tạo ra âm thanh và tần số siêu trầm, vị trí đặt loa này thường tùy vào sự thoải mái của người dùng.

2. Nguồn gốc của kỹ thuật thu âm thanh 3D

Vào năm 1881, Clement Ader là một kỹ sư người Pháp của thế kỷ 19 đã sáng chế ra Theatrophone, là hệ thống truyền âm thanh dạng điện thoại để phát được âm thanh buổi hòa nhạc Opera tại Paris.

Khi đó, cặp micro được lắp đặt ở phía trước sân khấu và theo hướng từ trái sang phải. Tín hiệu âm thanh được chuyển đến đầu thu điện thoại sau đó mới truyền đến người nghe.

Nguồn gốc của kỹ thuật thu âm thanh 3D cũng ra đời vào năm 1933, do AT&T Bell Laboratories ra mắt tại Chicago World’s Fair. Họ sử dụng 1 hình nộm cơ khí có tên Oscar kết hợp với micro gắn ở hai bên phía tai. Oscar được đặt tại phòng thu âm, người nghe sử dụng thiết bị nhận tín hiệu để có thể nghe những âm thanh chính xác nhất.

Nguồn gốc của kỹ thuật thu âm thanh 3D

3. Ưu và nhược điểm của âm thanh 3D

Ưu điểm: Âm thanh 3D giúp cho người dùng có trải nghiệm âm thanh tốt bao quanh mọi không gian. Âm thanh 3D đã tạo ra không gian âm thanh vòm đầy chất lượng.

Nhược điểm:

  • Đa số những thiết bị điện tử, công nghệ gia dụng không có hỗ trợ âm thanh 3D hiện nay.
  • Bạn có thể mua tai nghe có âm thanh 3D, tuy nhiên không phải tất cả các thiết bị đều có tích hợp công nghệ và khả năng tương thích với âm thanh 3D.
  • Những thiết bị sở hữu âm thanh 3D có giá thành khá cao ngoài thị trường.

Ưu và nhược điểm của âm thanh 3D

4. Tìm hiểu định dạng Auro-3D

Auro-3D là gì? Auro-3D khác với âm thanh 3D như thế nào?

Auro 3D là tiêu chuẩn âm thanh nổi chuẩn ba chiều của thế hệ tiếp theo. Âm thanh Auro-3D đem đến trải nghiệm âm thanh sống động, tạo âm thanh bao trùm mọi không gian tạo cho bạn cảm giác như bước vào thế giới thực của những thước phim.

Auro-3D sử dụng chất lượng âm thanh trên cao, âm thanh được phát ra tổng hợp, có thể nghe được âm thanh tự nhiên.

Auro-3D

Định dạng Auro-3D và âm thanh 3D có khá nhiều khác biệt nhau không chỉ ở chất lượng để trải nghiệm mà còn ở khả năng tương thích của nội dung.

Chúng ta có thể lắp đặt hệ thống hỗ trợ Auro-3D hay nâng cấp từ một hệ thống trước đó. Tất cả những định dạng Auro-3D trở nên khác biệt về những định dạng âm thanh khác, đặc biệt là khả năng phân tầng trong hệ thống Auro-3D.

Ứng dụng của Auro-3D giúp người dùng có chất lượng âm thanh với những trải nghiệm thú vị hơn tại rạp chiếu phim, lĩnh vực xe hơi, thực tế ảo,…

Cách thiết lập một hệ thống âm thanh 3D tại nhà

Loa thường được đặt trên các dòng loa 5.1 và ở dưới loa luôn có một khoảng trống. Ngay tại khoảng trống đó thì bạn nên đặt loa tầng trên cao của Auro-3D và được cấu tạo bởi 4 loa.

Đối với các loa phía trên sẽ được đặt theo trục dọc với các loa dưới và nghiêng một góc 25 độ.

Bí quyết quan trọng trong việc lắp đặt loa là bạn nên để các góc loa đối đỉnh với nhau để nâng cao trải nghiệm nghe nhạc. Khi lắp đặt hệ thống âm thanh 3D thì nên tuân theo nguyên tắc càng sát càng tốt.

Cách thiết lập một hệ thống âm thanh 3D tại nhà

5. Âm thanh 3D khác với âm thanh vòm như thế nào?

Âm thanh vòm có thể hiểu là âm thanh có thể cho người dùng trải nghiệm nghe ở 4 hướng đó là trái, phải, trên và dưới. Đối với âm thanh vòm thường được sử dụng ít nhất là 6 loa. Âm thanh vòm thường cho người nghe trải nghiệm thực sự chìm trong thế giới của bạn và mang đến sự ảo giác trong không gian âm thanh trong não của bạn.

Với âm thanh vòm thì chỉ cho người nghe cảm giác từ 4 hướng nhưng âm thanh 3D sẽ mang đến trải nghiệm âm thanh đa hướng. Chắc chắn, người nghe sẽ có trải nghiệm tốt hơn từ âm thanh 3D. Bên cạnh đó, công nghệ của âm thanh 3D cho phép người nghe xác định được chính xác âm thanh định hướng.

Đối với âm thanh 3D thông thường các hiệu ứng là do loa tạo ra và xử lý âm thanh được đặt ở bất kỳ đâu trong không gian ba chiều. Thực tế thì không gian ba chiều sẽ cho người nghe cảm giác đánh lừa bộ não của người nghe khi nghĩ rằng âm thanh đang phát ra từ nhiều hướng khác nhau.

Âm thanh 3D khác với âm thanh vòm như thế nào?

6. Một số điều về âm thanh 3D có thể bạn chưa biết?

Điểm quan trọng của các dòng loa sử dụng âm thanh 3D phải có các kênh riêng và có tín hiệu riêng hoặc các kênh ma trận riêng.

Âm thanh 3D giúp âm thanh được trích xuất hoặc chia nhỏ từ một số kênh riêng biệt. Đó cũng là lý do vì sao hệ thống của loa 2.0, 5.1, 7.1,… được gắn với định dạng âm thanh vòm.

Các kênh khác nhau hoặc riêng biệt, độc lập với dải tần số từ 20Hz đến 20kHz. Hệ thống âm thanh 2.0 là hệ thống có 2 kênh hay còn gọi là Stereo. Còn hệ thống 5.1 gồm có 5 kênh riêng biệt của 5 hệ thống loa khác nhau, đối với số 1 là chỉ loa siêu trầm chuyên phân tần số từ 3Hz đến 120Hz.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *